Giấc ngủ ảnh hưởng đến tim mạch như nào?

15:06:23 12-06-2020 | Lượt xem: 502

Ảnh hưởng của giấc ngủ tới tim mạch

 

Thiếu ngủ tác động như thế nào đối với cơ thể?

 
Giấc ngủ ảnh hưởng đến tim mạch như nào?
 
Giống như nhu cầu ăn uống và hít thở không khí hằng ngày, ngủ cũng là một nhu cầu cần thiết, giúp cơ thể chúng ta hoạt động khỏe mạnh và duy trì sự sống. Nếu thường xuyên bị mất ngủ, hoặc ngủ không đủ giấc trong một thời gian dài, bạn sẽ phải mắc rất nhiều căn bệnh không mong muốn xảy ra. Có thể kể đến một số bệnh thường gặp như: tăng huyết áp, suy giảm trí nhớ, thị lực, tim mạch,...
Khoa học đã chứng minh thiếu ngủ có tác động tức thời lẫn lâu dài lên sức khỏe. Sau một đêm thiếu ngủ, bạn dễ cảm thấy choáng váng, khó tập trung, cáu gắt và mệt mỏi. Những triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất nếu bạn ngủ đủ giấc vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, khi tình trạng thiếu ngủ diễn ra liên tiếp dài ngày, tác hại lên cơ thể sẽ rõ rệt và trầm trọng hơn.
Những biến chứng này ngày càng tích tụ, khiến bạn đối mặt với nguy cơ bệnh tim mạch mãn tính, chẳng hạn như tăng huyết áp.
 

Thiếu ngủ ảnh hưởng đến tim mạch của bạn

 
Giấc ngủ ảnh hưởng đến tim mạch như nào?
 
Trong số tất cả những lý do để chúng ta cần phải có một giấc ngủ ngon, thì lý do bảo vệ trái tim chính là ưu tiên hàng đầu. Thời gian ngủ đã giảm 1,5-2 giờ mỗi người mỗi đêm trong vòng 50 năm qua. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy mối liên hệ giữa thời gian rút ngắn giấc ngủ và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm sẽ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn người bình thường ngủ 8 tiếng. Mất ngủ kéo dài kinh niên là hiện tượng người bệnh bị mất ngủ, khó ngủ diễn ra thường xuyên hằng đêm trong thời gian hơn một tháng. Người bệnh khó đi vào giấc ngủ, hoặc giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, thường xuyên tỉnh giấc. Nhiều người không biết rằng, khi ngủ là lúc cơ thể nghỉ ngơi, các cơ quan bộ phận trong cơ thể cũng hoạt động với tần số thấp. Đây là thời gian để đào thải độc tố ra ngoài. Nếu một người bị mất ngủ, các cơ quan trong cơ thể sẽ tiếp tục phải làm việc. Lúc này, huyết áp dễ bị tăng đột ngột và dẫn tới bệnh tim thậm chí đột quỵ. Cơ thể khi mất ngủ cũng cần nhiều insulin để đảm bảo mức độ đường huyết, điều này gây áp lực tới mạch máu và tim. 
 

Thiếu ngủ ảnh hưởng đến huyết áp

 
Giấc ngủ ảnh hưởng đến tim mạch như nào?
 
Giấc ngủ là thời gian cơ thể hồi phục lại những tổn thương ở mạch máu và tim sau một ngày vận động mệt mỏi. Né tránh giấc ngủ là bạn đã vô tình cướp mất khoảng nghỉ ngơi cần thiết của hệ tim mạch. Thức khuya thường xuyên cũng khiến bạn tăng cân rất nhanh, căng thẳng tinh thần – 2 yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tăng huyết áp.
Mất ngủ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp ngày càng tồi tệ hơn, huyết áp cao hơn, trong khi với mọi người huyết áp thường giảm xuống vào ban đêm. 
Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa dám khẳng định chắc chắn về ảnh hưởng của giấc ngủ lên trái tim, bởi lẽ đây là vấn đề tương đối mới mẻ, thêm nữa, đo lường giấc ngủ lại khá phức tạp. 
 

Mối quan hệ giữa giấc ngủ và tim mạch

 
Giấc ngủ ảnh hưởng đến tim mạch như nào?
 
Một giấc ngủ có chất lượng tốt sẽ làm giảm gánh nặng của tim, ví dụ như huyết áp và nhịp tim giảm vào ban đêm.
Có những biến đổi nhỏ trong nhịp tim ở người thiếu ngủ, nhịp tim của họ có thể cao hơn một chút so với bình thường - đây không phải là một dấu hiệu tốt.
Thiếu ngủ có thể làm tăng sự đề kháng Insulin, một yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của bệnh tiểu đường typ2 và bệnh tim.
Giấc ngủ ngắn cũng gây tác động đến sự thèm ăn. Vì vậy, bạn có thể sẽ ăn nhiều hơn hoặc ăn những thức ăn không tốt cho trái tim của bạn.
 
Như vậy việc có một giấc ngủ chất lượng, không ngủ quá nhiều cũng không quá ít mỗi ngày là một yếu tố cần thiết, căn bản để có một cơ thể và một trái tim khỏe mạnh. Điều này không chỉ quan trọng với những người đã mắc bệnh tim mạch và còn với tất cả những người bình thường khác để dự phòng nguy cơ khi các bệnh tim mạch đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội ngày nay.
 

Vậy ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là tốt nhất

 
Giấc ngủ ảnh hưởng đến tim mạch như nào?

 

Độ dài giấc ngủ sẽ thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người. Nhìn chung, mức phổ biến cho phần đông dân số thế giới là từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm. Trường hợp ngủ khoảng 6 tiếng mỗi ngày, huyết áp của bạn sẽ tăng nhẹ vào ngày hôm sau và tình hình càng tệ hơn với người chỉ ngủ từ 5 tiếng trở xuống.

Nếu đang điều trị bệnh tăng huyết áp và gặp vấn đề về giấc ngủ, bạn cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ để tìm hướng can thiệp phù hợp trước khi bệnh thêm trầm trọng. Ngược lại, dù chưa bị tăng huyết áp nhưng vẫn thiếu ngủ thường xuyên, đã đến lúc bạn cần thay đổi nếp sinh hoạt để tránh biến chứng tim mạch không đáng có. Nhằm đảm bảo giấc ngủ ngon từ 7-8 tiếng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp trợ giúp như: Nghe nhạc trước khí ngủ, lập thời gian biểu phù hợp cho bản thân, ăn một số loại thực phẩm giúp ngủ ngon hơn, chơi thể dục thể thao. 

 

CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN NỆM AROMA