Cách phòng tránh sốc nhiệt hiệu quả mùa nắng nóng

10:30:51 17-05-2023 | Lượt xem: 1245

Sốc nhiệt vào mùa nắng nóng là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời, tình trạng này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng.
 

Sốc nhiệt là gì?


Nhiệt độ của cơ thể khoẻ mạnh bình thường của con người nằm ở mức 37°C. Tuy nhiên nếu ở trong môi trường có nhiệt độ quá cao trong thời gian dài thì các cơ quan sẽ bị tổn thương. Tình trạng này được gọi là chứng tăng thân nhiệt, nếu cao từ trên 40°C thì gọi là sốc nhiệt.

Sốc nhiệt cũng được xem là một dạng đột quỵ, tuy nhiên tình trạng này không liên quan đến tuần hoàn máu. Quan trọng, hiện tượng này gây ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, có thể gây tử vong và cần được cấp cứu khẩn cấp để không ảnh hưởng đến tính mạng.
 
Cách phòng tránh sốc nhiệt hiệu quả mùa nắng nóng
 

Các triệu chứng thường gặp khi sốc nhiệt


Tình trạng sốc nhiệt có nhiều biểu hiện khác nhau, có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột. Trong đó, triệu chứng phổ biến và dễ nhận thấy nhất khi bị sốc nhiệt đó là ngất xỉu.
Ngoài ra, khi bị sốc nhiệt cũng thường gặp một số triệu chứng sau:

Ra nhiều mồ hôi, da đỏ, bị khô

Đau cơ, yếu cơ, bị chuột rút

Đau đầu, chóng mặt hoặc bị choáng, có thể buồn nôn, ói mửa, tim đập nhanh, thở gấp

Mất phương hướng hoặc mất ý thức, hôn mê, co giật hoặc mê sảng. Đây là những tình trạng nguy hiểm cần được cấp cứu khẩn cấp để không ảnh hưởng đến tính mạng.
 
Cách phòng tránh sốc nhiệt hiệu quả mùa nắng nóng
 

Dựa trên các dấu hiệu, bác sĩ có thể dễ dàng xác định được triệu chứng sốc nhiệt của bệnh nhân. Tuy nhiên để xác định chấn đoán, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm sau đây:

Đo nhiệt độ trực tràng

Xét nghiệm máu và nước tiểu

Kiểm tra chức năng của các cơ

Chụp X-quang

Xét nghiệm hình ảnh khác
 

Những đối tượng dễ bị sốc nhiệt


Sau khi đã hiểu được sốc nhiệt là gì, chúng ta thấy tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên vẫn có những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này như:

Người lớn tuổi, trẻ nhỏ, những người có sức đề kháng thấp, sức chịu đựng thấp
 
Người mắc bệnh mãn tính (tim, thận, phổi, tiểu đường, béo phì,…

Người đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị Parkínon, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng histamin và cholinergic. Những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều hoà nhiệt của cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ sốc nhiệt.
 
Cách phòng tránh sốc nhiệt hiệu quả mùa nắng nóng
 

Thường xuyên chơi thể thao với cường độ cao, chế độ nghỉ ngơi bất hợp lý, không được bổ sung nước đầy đủ,… có thể bị sốc nhiệt. Đối với những người luyện tập giữa trưa trong thời gian dài càng dễ gặp phải tình trạng này.

Tắm nắng một cách khoa học có thể đem đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên nếu thực hiên hoạt động này trong thời gian dài, dưới nhiệt độ cao sẽ dẫn đến nguy cơ bị sốc nhiệt.

Người làm việc ngoài trời dưới thời tiết nắng nóng, không được bổ sung nước đầy đủ.
 

Cách sơ cứu và điều trị khi bị sốc nhiệt


Sốc nhiệt có thể xảy ra với bất kỳ ai và nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy nên chúng ta cần nắm rõ cách sơ cứu và điều trị khi sốc nhiệt để hạn chế rủi ro cao nhất.
 

Sơ cứu bệnh nhân sốc nhiệt


Sốc nhiệt là tình trạng xảy ra ngày càng phổ biến, vậy nên ai cũng cần nắm rõ các bước sơ cứu và điều trị khi gặp phải tình trạng này để hạn chế rủi ro thấp nhất. Quan trọng, nếu gặp trường hợp đột quỵ do hiện tượng này gây ra.
 
Cách phòng tránh sốc nhiệt hiệu quả mùa nắng nóng
 

Trong thời gian chờ đợi cấp cứu, chúng ta có thể sơ cứu cho bệnh nhân với các bước như sau:

Đầu tiên, nếu bệnh nhân đang ở nơi có nhiệt độ cao thì cần đưa ngay vào chỗ mát, thoáng khí, cởi bỏ, nới lỏng quần áo không cần thiết.

Chườm khăn mát lên người bệnh nhân, quạt mát để bước đầu hạ nhiệt.

Chườm đá vào phần cổ, bẹn, nách và lưng của người bệnh. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh mãn tính thì không dùng nước đá để sơ cứu.
 

Phương pháp điều trị khi sốc nhiệt


Khi đã biết căn nguyên gốc rễ của sốc nhiệt là gì, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó, một số cách điều trị sốc nhiệt thường được thực hiện đó là:

Tắm nước đá, nước lạnh hoặc đắp chăn mát để hạ nhiệt cơ thể nhanh chóng.

Trong trường hợp bệnh nhân không thể tắm nước lạnh, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp làm mát bay hơi. Nghĩa là người bệnh sẽ được phun sương lên cơ thể, trong khi không khí ẩm được thổi qua người với mục đích giúp nước bay hơi và làm mát da người bệnh.

Thực hiên truyền dịch tĩnh mạch để bổ sung nước và điện giải cho cơ thể.

Nếu có cơ quan bị tổn thương, nhân viên y tế sẽ dựa vào tình trạng thực tế mà đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
 

Cách phòng tránh sốc nhiệt

 
Vào những mùa nắng nóng, nhiệt độ môi trường cao, chúng ta nên hạn chế ra ngoài và ở trong phòng mát mẻ, thoáng khí. Đối với những trường hợp bắt buộc phải ra ngoài, chúng ta nên thực hiện những phương pháp dưới đây để tránh bị sốc nhiệt.
 

Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da


Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi các tác hại của tia UV, tránh tình trạng cháy nắng, sạm da. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả tốt nhất, người dùng nên chọn loại kem chống nắng phù hợp với da của mình, có chỉ số SPF và PA thích hợp.
 
Cách phòng tránh sốc nhiệt hiệu quả mùa nắng nóng
 

Che chắn kỹ lưỡng khi tiếp xúc môi trường bên ngoài


Cách tốt nhất để hạn chế thân nhiệt tăng quá nhanh đó là che chắn thật kỹ bằng áo chống nắng, khăn che đầu, đội mũ, che ô,. Đặc biệt chúng ra cần che chắn thật kỹ phần gáy, vì trung khu điều nhiệt của cơ thể nằm ở vị trí này. Với những người lao động ngoài trời thì cần mang đồ chống nắng, kính bảo hộ đầy đủ. Quan trọng nhất là phải nghỉ ngơi hợp lý, tránh tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao trong thời gian quá dài.
 

Duy trì độ ẩm cơ thể, tránh mất nước


Nếu phải làm việc và đi lại nhiều trong thời tiết nắng nóng, cơ thể sẽ rất dễ bị mất nước, điện giải do thân nhiệt tăng. Vậy nên chúng ta cần bổ sung đủ nước, uống các thực phẩm, thức uống có thể bù chất điện giải để không bị kiệt sức.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên hạn chế sử dụng thức uống có chất kích thích như cà phê, bia, rượu,… để cơ thể tránh bị mất nước nhiều hơn.
 

Sinh hoạt và rèn luyện thể dục thể thao

 
Cách phòng tránh sốc nhiệt hiệu quả mùa nắng nóng
 

Thức khuya là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bị nóng, vậy nên chúng ta cần nghỉ ngơi đúng giờ, ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, việc rèn luyện thể dục thể thao khoa học cũng sẽ giúp cải thiện sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng để thích nghi tốt hơn với môi trường khắc nghiệt.
 

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học


Ăn uống khoa học giúp cải thiện sức khoẻ, từ đó tăng sức đề kháng. Tuỳ thuộc vào thể trạng của mỗi người mà chế độ ăn sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên chúng ta cần ăn nhiều rau xanh, trái cây, những thực phẩm có tính mát, đồng thời hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức ăn vặt,… khiến cơ thể dễ bị nóng.

CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN NỆM AROMA