Các thuật ngữ cần biết khi mua nệm

09:34:23 14-03-2023 | Lượt xem: 1299

Đa phần nhân viên tư vấn bán hàng sẽ không giải thích các thông tin của các thông số cũng như các thuật ngữ về nệm khi bạn mua hàng, nếu có thì cũng chỉ là những thông tin cơ bản. Điều này khiến bạn không hiếu được hết các thông tin cũng như tính năng của nệm, từ đó sẽ có những sai lầm khi chọn nệm. Dưới đây là tổng hợp các thuật ngữ về nệm sẽ giúp bạn nắm chắc thông tin để tránh khỏi những sai lầm một cách dễ dàng.
 

Các thuật ngữ nệm thường gặp

 
Các thuật ngữ cần biết khi mua nệm
 
Lớp hỗ trợ: Còn được gọi là lớp đế là lớp dưới cùng của nệm. Lớp hỗ trợ này thường được làm từ các chất liệu như lò xo kim loại, bọt xốp dày, lớp cao su hoặc các khoang khí có thể điều chỉnh. Chức năng của lớp này giúp nâng đỡ toàn bộ phần nệm bên trên, ngăn các tình trạng lún của nệm.

Lớp tiện nghi: Còn được gọi là lớp thoải mái, nằm ở trên cùng của nệm. Đây là lớp có ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác khi nằm. Lớp tiện nghi này thường được làm từ các chất liệu mềm mại như: cao su thiên nhiên, foam,…

Lớp phủ: Hay còn được gọi là áo nệm, áo bọc nệm. Là lớp vải phủ bên ngoài toàn bộ tấm nệm, giúp cho nệm hạn chế các tình trạng bụi bẩn và giúp cho việc vệ sinh dễ dàng hơn.
Độ bền: Khả năng chống chịu hao mòn của nệm. Đa phần nệm có tuổi thọ trung bình từ 7-10 năm. Độ bền của nệm chủ yếu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: loại nệm, chất lượng vật liệu, trọng lượng cơ thể, cách sử dụng và bảo quản nệm,…

Euro Top: Là lớp bổ sung nằm ngay dưới lớp áo nệm tựa như một chiếc gối, được may liền vào đầu nệm, tăng cảm giác thoải mái khi nằm và làm bật độ sang trọng của nệm.

Pillow Top: Hình dạng của Pillow Top tự như gối ôm khổng lồ tách rời với nệm chứ không được may liền nệm. Lớp này thường được đặt ở trên cùng và được bọc nệm. Pillow Top mang lại cảm giác êm ái và mềm mại cho người nằm.

Lớp chuyển tiếp: Là lớp nằm ở giữa lớp tiện nghi và lớp hỗ trợ, là cầu nối của hai lớp này. Phần này giúp nâng cao hiệu quả của lớp tiện nghi và ngăn chặn tình trạng cơ thể chìm vào lớp hỗ trợ gây ra các cảm giác khó chịu do độ cứng của nệm.

Lõi nệm: Dùng để mô tả lớp đế hoặc lớp hỗ trợ của nệm. Lõi nệm có thể chứa các lò xo, cao su thiên nhiên, foam hoặc các khoang khí,…

Thiết kế phân vùng: Mỗi vùng của nệm có độ cứng mềm khác nhau, phân bố đồng đều nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Thiết kế này giúp người nằm có tư thế tốt, giảm bớt các điểm áp lực nên không bị đau nhức ở các điểm tì đè.
 

Các thuật ngữ đánh giá nệm

 
Các thuật ngữ cần biết khi mua nệm
 
Các thuật ngữ về đánh giá nệm sẽ giúp bạn biết chiếc nệm đó mang lại cảm giác gì khi nằm, chất lượng ra sao, có đáp ứng được nhu cầu của bạn hay không. Dưới đây là một số thuật ngữ nệm thông dụng mà bạn có thể tham khảo.

Ấn tượng cơ thể: Là vết lõm kéo dài khi nằm trên nệm do cơ thể tạo ra. Vết lõm không đầy trở lại và có thể lõm thêm theo thời gian. Đa phần vết lõm thường xuất hiện ở những chiếc nệm cũ và gây cảm giác không thoải mái khi nằm.

Độ đàn hồi: Là một hiệu ứng hồi phục lại hình dạng ban đầu của nệm sau khi không còn áp lực. Độ đàn hồi của nệm cho phép việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn nhưng cũng có xu hướng gây ra chuyển động lớn hơn.

Độ thông thoáng của nệm: Là mức độ không khí đi qua chất liệu như thế nào. Các thành phần của nệm có độ thông thoáng cao sẽ giúp thoát hơi nhanh chóng, mang lại cảm giác mát mẻ khi nằm.

Sự thoải mái: Là sự dễ chịu, thư giãn của cơ thể khi nằm lên nệm, được xác định bởi sở thích cá nhân mỗi người. Sự thoải mái bao gồm các yếu tố như: độ vững chắc, sự phù hợp, hỗ trợ, cách ly chuyển động và các yếu tố khác…

Phù hợp: Sự phù hợp với hình dạng cơ thể. Sự phù hợp có ảnh hưởng đến việc giảm áp lực và sự thoải mái.

Tạo đường viền cơ thể: Tương ứng với sự phù hợp với hình dạng cơ thể. Đường viền mô tả khả năng ôm sát từng đường cong cơ thể của nệm để phân bổ lại trọng lượng và giảm áp lực.

Hỗ trợ nén sâu: Khả năng hỗ trợ các bộ phận của cơ thể có xu hướng chìm sâu hơn vào bề mặt nệm khi ngủ, ví dụ như hông, vai. Hỗ trợ nén sâu có vai trò quan trọng trong việc giữ cho cốt sống được thẳng, nhất là với những người có cân nặng lớn.

Dễ dàng di chuyển: Là khả năng mà bạn có thể di chuyển như thế nào trên nệm. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động hàng đêm, ví dụ như thay đổi tư thế ngủ, quan hệ vợ chồng, ra vào giường…

Hỗ trợ cạnh: Là nệm có cạnh viền xung quanh nệm có thiết kế ngăn ngừa trũng võng, làm tăng diện tích bề mặt sử dụng nệm.
 
Độ chắc chắn: Nệm có cảm giác cứng hay mềm. Độ cứng mềm có liên quan đến sự thoải mái khi ngủ, mỗi người sẽ có sở thích và có nhu cầu sử dụng nệm có độ cứng, mềm khác nhau.

Cách ly chuyển động: Là khả năng ngăn các rung động ở một bên của bề mặt ngủ truyền sang bề mặt khác. Nệm có khả năng cách ly chuyển động tốt sẽ giúp bạn thay đổi tư thế một cách dễ dàng mà không gây ảnh hưởng đến người bên cạnh. Ngược lại, nệm cách ly chuyển động kém sẽ gây ra sự rung lắc, có tiếng cọt kẹt khi di chuyển.

Giảm áp lực: Là khả năng phân bố lực đồng đều trên cơ thể, hạn chế sự tì đè ở một số điểm như hông và vai, phân bổ lại trọng lực, thúc đẩy sự liên kết cột sống, mang đến cảm giác thoải mái khi nằm.

Khả năng đáp ứng: Là khả năng nệm trả lại hình dạng ban đầu khi loại bỏ trọng lực, từ đó làm cho nệm trở nên cứng hơn và dễ di chuyển hơn.

Hỗ trợ: Là khả năng của nệm giữ cho cột sống thẳng hàng. Lõi của nệm là trụ đỡ chính, ngăn không cho khung xương chậu chìm quá sâu vào nệm so với các bộ phận khác có trọng lượng nhẹ hơn. 

Căn chỉnh cột sống: Là khả năng giữ cho cột sống ở độ cong tự nhiên và làm thẳng hàng với các bộ phận còn lại. Căn chỉnh cột sống không đúng cách có thể gây đau lưng và các bộ phận khác.

Kiểm soát nhiệt độ: Là khả năng điều chỉnh nhiệt độ của nệm như thế nào để tránh nóng, hầm lưng. Trong việc kiểm soát nhiệt độ thì độ thông thoáng của nệm và khả năng giữ nhiệt là hai yếu tố quan trọng.
 

Thuật ngữ về điều khoản và chính sách khi mua nệm

 
Các thuật ngữ cần biết khi mua nệm
 
 
Để hiểu rõ về giá trị thực của một mẫu nệm bất kỳ, bạn nên tham khảo và nắm được bản chất của các điều khoản, chính sách khi mua nệm. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị bán hàng sử dụng các điều khoản giống nhau nhưng chi tiết về các chính sách sẽ khác nhau theo từng thương hiệu. Dưới đây là một số thuật ngữ thường gặp.

Bảo hành nệm: Là sự đảm bảo của nhà sản suất nhằm đảm bảo lợi ích của khách hàng trước tình trạng nệm có lỗi về vật liệu và sản xuất. Thời gian bảo hành thường kéo dài từ 5 đến 25 năm tùy theo từng thương hiệu, từng mẫu nệm cụ thể. Các thiệt hại, hư hỏng sản phẩm do người dùng sử dụng sai cách và tình trạng hao mòn thông thường sẽ không được bảo hành.

Nằm thử: Dịch vụ nằm thử nệm tại cửa hàng để trải nghiệm chất lượng của nệm, từ đó có những lựa chọn nệm phù hợp nhất.

Nệm trong hộp: Là nệm được nén, hút chân không, cuộn lại và đóng hộp để giao tới khách hàng.

Thời gian dùng thử: Là thời gian mà khách hàng được dùng thử tại nhà, cho phép trải nghiệm với nệm ngay tại không gian sống của mình. Nếu không hài lòng, bạn có thể trả lại hoặc đổi một sản phẩm khác từ cửa hàng. Hiện nay, một số cửa hàng thực hiện thời gian dùng thử 365 ngày hoặc 100 ngày tùy theo từng sản phẩm.
 

Thuật ngữ chứng nhận nệm 

 
Vấn đề lo ngại nhất của khách hàng khi mua nệm là bên trong nệm có chứa các chất độc hại. Để khách hàng yên tâm, các nhà sản xuất đã đưa ra những chứng nhật về sản phẩm của họ, trong đó có sự kiểm tra của bên thứ ba để có đánh giá khách quan nhất. Dưới đây là một số chứng nhận phổ biến nhất:

CertiPUR-US: Là chứng nhận cho vật liệu xốp, mút của Mỹ. Chứng nhận này cho biết chất liệu bọt bên trong nệm được tạo ra thân thiện với môi trường, không chứa những chất độc hại cho sức khỏe như: phthalates, chất khử ozon, formaldehyde, PBDE, TDCPP, TCEP, thủy ngân, chì và các kim loại nặng khác.

Những chiếc nệm đạt chứng nhận CertiPUR-US cũng cần đáp ứng tiêu chuẩn VOC – tiêu chuẩn không chứa các hợp chất EPA làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.

Chứng nhận hữu cơ: Là chứng nhận cho các vật liệu hữu cơ như len, bông, cao su thiên nhiên… Chứng nhận này có liên quan đến việc hạn chế sử dụng các hóa chất trong sản xuất nệm, có sự thân thiện với môi trường.

Các tiêu chuẩn về chứng nhận hữu cơ sẽ khác nhau tùy theo từng cơ quan chứng nhận. Hai tiêu chuẩn hữu cơ khắt khe nhất có thể kể đến là tiêu chuẩn dệt hữu cơ toàn cầu (GOTS) và tiêu chuẩn cao su hữu cơ toàn cầu (GOLS).

Eco-INSTITUT: Chứng nhận rằng nệm đã được kiểm tra độc lập về phát thải VOC.

GREENGUARD: Là chứng nhận các sản phẩm nệm đã trải qua quá trình đánh giá quy trình sản xuất và thử nghiệm định kỳ để xác minh lượng khí thải thấp. Ngoài ra còn có chứng nhận GREENGUARD Gold có các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn, bao gồm các tiêu chí dựa trên sức khỏe và khí thải.

Tiêu chuẩn OEKO-TEX 100: Là tiêu chuẩn được đánh giá bởi OEKO-TEX. Đây là tiêu chuẩn 100 kiểm tra các chất độc hại đối với hàng dệt may.

Rainforest Alliance: Chứng nhận các hoạt động sản xuất nệm bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Chứng nhận này được sử dụng phổ biến nhất với cao su tự nhiên.
 

Thuật ngữ về các loại nệm

 
Các thuật ngữ cần biết khi mua nệm
 

Thuật ngữ nệm Foam

 
Nệm foam: Là nệm được làm từ polyurethane với độ mềm mại cao, khả năng ôm sát theo đường cong cơ thể, cung cấp sự hỗ trợ hiệu quả.

Mật độ nệm: Là phép đo trọng lượng so với thể tích. Mật độ tương quan với độ bền và độ cứng của nệm, mật độ càng cao thì càng cứng và bền. Bên cạnh đó, nệm có mật độ càng cao thì khả năng nâng đỡ càng tốt và ngược lại.

Memory Foam: Là chất liệu foam với mật độ cao, được phát triển bởi NASA. Memory foam có độ đàn hồi cao và độ nén tỉ lệ thuận với trọng lượng. Chất liệu này có khả năng ôm sát cơ thể, cách ly chuyển động. Memory foam thường được đặt ở lớp tiện nghi và lớp chuyển tiếp.

Gel Memory foam: Là một loại foam hoạt tính với các hạt nhỏ hoặc các vòng xoáy của gel xen kẽ nhau trong suốt. Mỗi nhà sản xuất sẽ có thành phần gel khác nhau nhưng mục đích chính là để kiếm soát nhiệt độ, làm mát cơ thể. Gel memory foam được đặt ở lớp tiện nghi, có tác dụng giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.

Bọt hỗ trợ: Là loại bọt với mật độ cao, được sử dụng trong phần lõi của nệm. Bọt hỗ trợ là bọt xốp chắc chắn và dày đặc.

Bọt polyurethane (Polyfoam): Tùy vào công thức cụ thể mà loại bọt này cho cảm giác và hiệu suất khác nhau. Chất liệu này thường được dùng phổ biến ở cả lớp tiện nghi và lớp hỗ trợ.
 

Thuật ngữ nệm cao su

 
Nệm đa tầng (Hybrid): Là loại nệm lò xo có lớp foam hoặc cao su bên trên cùng.

Nệm cao su thiên nhiên: Nệm được làm chủ yếu từ mủ cao su, chiếm ít nhất 95% thành phần, phần còn lại là các chất cần thiết để làm rắn mủ cao su.

Cao su hữu cơ: Là loại cao su được chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn cung ứng và chế biến. Chứng nhận phổ biến nhất cho cao su hữu cơ là GOLS.

Cao su tổng hợp: Là cao su được làm từ hóa dầu. Giá thành nệm cao su tổng hợp có giá thành thấp hơn nhưng độ bền kém hơn so với coa su tự nhiên.
 

Một số thuật ngữ khác

 
Nệm bông ép: Là nệm được làm từ bông xơ được ép nén với nhiệt độ cao. Nệm đặc trưng bởi độ cứng, độ bền không cao.

Nệm gấp: Là nệm được thiết kế gấp gọn thành 2-3 tấm, tiện lợi cho di chuyển, vệ sinh nệm.

Nệm hai mặt: Nệm có kết cấu 2 mặt giống nhau, có thể xoay lật để đổi mặt nệm.

Nệm một mặt: Là nệm có một mặt mềm ở trên và một mặt cứng ở dưới. Nệm không cần lật mà để cố định một mặt,

Nệm đơn: Nệm chiều rộng dưới 1m2, sử dụng cho 1 người và thích hợp với những không gian nhỏ.

Tấm bảo vệ nệm: Là lớp vải bọc bên ngoài để bảo vệ chất liệu bên trong khỏi bụi bẩn, giúp hình dạng nệm ổn định.

Lớp tăng tiện nghi (Topper): Là phụ kiện đặt lên bên trên mặt nệm để tăng sự thoải mái và cảm giác êm ái khi sử dụng nệm.

Thân thiện với môi trường: Sản phẩm không có tác hại đến môi trường trong quá trình sản xuất, phân phối và các dịch vụ về nệm.

Không gây dị ứng: Chất liệu nệm không gây dị ứng cho cơ thể. Những nệm này thường chống lại mạt bụi, nấm mốc và các chất gây dị ứng khác.

Trên đây là tổng hợp những thuật ngữ nệm được sử dụng phổ biến, cần thiết để bạn có thể chọn mua được một chiếc nệm phù hợp. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích và giúp bạn tìm được chiếc nệm ưng ý nhất.

CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN NỆM AROMA